Tìm hiểu về trình quản lý quảng cáo TikTok từ A đến Z

Trình quản lý quảng cáo TikTok hỗ trợ các nhà kinh doanh, doanh nghiệp có thể chạy Ads dễ dàng hơn. Qua đó, các cá nhân và tổ chức có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Tìm hiểu về trình quản lý quảng cáo TikTok từ A đến Z
TikTok Ads Manager giúp bạn quản lý quảng cáo thuận tiện hơn

Hiện nay, TikTok đang là một trong những ứng dụng hàng, sở hữu tệp khách hàng trẻ trung, chất lượng và sẵn lòng mua sắm. Các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên nền tảng này để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Trong đó, trình quản lý quảng cáo TikTok như một nơi để bạn có thể quản lý quảng cáo hiệu quả hơn.

1. Trình quản lý quảng cáo TikTok là gì?

Trình quản lý quảng cáo TikTok trong tiếng Anh là TikTok Ads Manager. Đây là nơi cung cấp mọi công cụ để tạo, quản lý các Ads trên TikTok mà nhà quảng cáo cần. Bạn có thể tiếp cận nhiều nhóm đối tượng mục tiêu trên toàn cầu thông qua TikTok Ads Manager và các app có liên quan khác của nền tảng này. 

Tương tự những nền tảng Ads khác, TikTok Ads Manager cho phép nhà quảng cáo xây dựng Ads Group (các nhóm quảng cáo), tạo Ads Campaign (chiến dịch) và các Ads (mẫu quảng cáo). Sau khi tạo và chạy các chiến dịch TikTok Ads, bạn có thể xem mọi số liệu hay hiệu suất quảng cáo từ TikTok Ads Manager.

2. TikTok ads Manager có chức năng gì?

Trình quảng cáo của TikTok sẽ cho phép bạn tạo chiến dịch quảng cáo mới. Tiếp theo, bạn có thể chọn lựa những thông số chiến dịch cụ thể như là mục tiêu, đối tượng, vị trí quảng cáo,…

Ngoài ra, nó còn có chức năng chỉnh sửa vị trí quảng cáo, ngân sách, nội dung, đối tượng, có thể chỉnh sửa hàng loạt Ads. Chưa hết, nhà quảng cáo còn có thể sao chép, tạm dừng, hay return các TikTok Ads.

Thông qua TikTok Ads Manager, bạn còn có thể biết quảng cáo có đúng mục tiêu chỉ định, có hiệu quả hay không. Qua đó, nhà quảng cáo có thể cải thiện, hiệu chỉnh nâng cao hiệu quả của quảng cáo.

3. Cách sử dụng trình quản lý TikTok ads

  • Đầu tiên, bạn đăng nhập trình quản lý quảng cáo TikTok qua LINK NÀY.
  • Nhà quảng có có thể  thấy ở bảng báo cáo TikTok Ads những thông tin như:
  • Số dư tài khoản, số tiền nhà quảng cáo đã chi tiêu.
  • Những nhóm, chiến dịch quảng cáo đang hoặc chưa phân phối.
  • Nhà quảng cáo còn thấy những chỉ số CPC, chi phí, CTR, CPA, số lần click vào quảng cáo, số lần chuyển đổi.

Qua những thông tin này, bạn có thể đánh giá hiệu quả, điều chỉnh phù hợp mục tiêu quảng cáo.

4. Các phân nhóm trong TikTok ads Manager

TikTok hiện có ba phân nhóm hay cấp độ quảng cáo gồm: chiến dịch quảng cáo, nhóm quảng cáo và quảng cáo. Phương thức báo cáo của mối phân nhóm trên trình quản lý cũng sẽ khác nhau.

4.1. Cấp độ chiến dịch quảng cáo TikTok

Tìm hiểu về trình quản lý quảng cáo TikTok từ A đến Z
Tùy mục tiêu, bạn có thể chọn mục tiêu chiến dịch phù hợp trong trình quản lý quảng cáo TikTok

Nhà quảng cáo cần đặt tên cho mỗi chiến dịch để dễ quản lý hơn và giúp TikTok Ads Manager quản lý quảng cáo dễ hơn. Gợi ý đặt tên chiến dịch như sau: Ngày + mục tiêu + mã sản phẩm. Cách đặt tên này sẽ giúp bạn dễ tra cứu chiến dịch hơn sau này.

Bạn có thể chọn trong bốn mục tiêu chiến dịch Ads sau:

  • Chuyển đổi.
  • Lượng truy cập.
  • Cài đặt ứng dụng.
  • Lead Generation (quảng cáo tạo khách hàng tiềm năng).

Nếu bạn chỉ đặt mục tiêu là bán hàng trên TikTok, chỉ cần chọn mục tiêu chuyển đổi. Hai mục tiêu chiến dịch còn lại hiếm khi được sử dụng hơn.

4.2. Cấp độ nhóm quảng cáo

Bạn sẽ được chuyển đến giao diện nhóm quảng cáo sau khi hoàn thành việc tạo chiến dịch quảng cáo. Tại đây, bạn có thể thực hiện nhiều điều chỉnh, tối ưu các lựa chọn như:

  • Placement (vị trí, nhắm mục tiêu quảng cáo): Auto placement – Vị trí sắp xếp tự động hoặc select placement – tự chọn vị trí.
  • Phần danh sách chọn (mặc định là được tắt đi).
  • Các nội dung hiển thị như URL, chọn sự kiện pixel đã đặt tên, danh mục, từ khóa, cho phép bình luận hay không,…
  • Demographics (nhân khẩu học): Địa điểm, tuổi, giới tính, ngôn ngữ, danh mục quan tâm.
  • Budget & Bid Optimization (ngân sách và lịch chạy).
  • Đấu thầu, tối ưu quảng cáo.

4.3. Cấp độ quảng cáo

TikTok cho phép nhà quảng cáo chọn video hoặc hình ảnh ở cấp độ quảng cáo. Tuy nhiên, bạn nên chọn video nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

Nếu chọn sản phẩm động tại nội dung nhóm quảng cáo, bạn có thể upload tối đa 10 ảnh/video và 5 văn bản khác nhau. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn các kêu gọi hành động như: Mua ngay, tìm hiểu thêm, liên hệ với chúng tôi, đăng ký,…

5. Các thuật ngữ liên quan đến TikTok ads Manager

  • TikTok account: Các tài khoản TikTok được sử dụng để xem video, phân phối quảng cáo.
  • Campaign: Là các chiến dịch quảng cáo.
  • Advertiser accounts: Chỉ những tài khoản quảng cáo được dùng để tạo và chạy các chiến dịch quảng cáo. Một trình quản lý quảng cáo TikTok có thể chứa nhiều tài khoản Ads.
  • Dashboard: Trang tổng quan trong trình quản lý quảng cáo hiển thị hiệu suất quảng cáo.

6. Lưu ý trước khi sử dụng trình quản lý quảng cáo TikTok

Tìm hiểu về trình quản lý quảng cáo TikTok từ A đến Z
Cài đặt TikTok Pixel cho phép bạn theo dõi tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn

Bạn cần thiết lập TikTok Pixel hoặc TikTok API trước khi chạy các chiến dịch quảng cáo TikTok. Từ phần Assets (Tài sản), bạn thiết lập những mã theo dõi sự kiện dành cho app hoặc website. Việc này sẽ giúp bạn theo dõi hành động hay tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng sau khi click vào quảng cáo. Bạn có thể dùng Google Tag Manager để thiết lập những mã theo dõi sự kiện lên ứng dụng hay website của mình.

 

Kết luận

Trình quản lý quảng cáo TikTok là công cụ mà nhà quảng cáo không thể bỏ qua. Nó sẽ giúp việc tạo, tối ưu, quản lý mọi chiến dịch quảng cáo thuận tiện hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ và tận dụng tốt hơn về TikTok Ads Manager.

Bài viết liên quan

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments