Các chính sách của Facebook ngày một khắt khe, đi cùng đó là việc bị chặn livestream trên Facebook cũng ngày một nhiều. Vậy lý do từ đâu, làm sao để khắc phục tình trạng này? Thánh Like sẽ giải đáp chi tiết ở nội dung bên dưới, cùng khám phá ngay!
Facebook được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cũng tận dụng nền tảng này để nang cao nhận diện thương hiệu, thúc đẩy kinh doanh,… Livestream trên Facebook là một trong những công cụ hữu hiệu giúp bạn đạt được những hiệu quả này.
Tuy nhiên, gần đây tình trạng bị chặn livestream trên Facebook xảy ra càng phổ biến gây nhiều bất tiện cho người dùng. Đặc biệt với những ai dùng livestream để bán hàng, kinh doanh thì đây vàng là một trở ngại lớn. Bên dưới, Thánh Like sẽ chia sẻ rõ hơn về tình trạng này, đồng thời gợi ý cách khắc phục hiệu quả.
1. Livestream Facebook là gì?
Facebook cung cấp nhiều tính năng hữu ích, độc đáo cho người dùng, nổi bật trong số đó là livestream. Tính năng này cho phép người dùng thực hiện quay những đoạn video trực tiếp tại thời điểm hiện tại. Đồng thời, bạn có thể tương tác trực tiếp với người dùng khác, người theo dõi thông qua các tương tác của người người dùng như thả tim, like,… hay phần comment (bình luận),…
Với livestream Facebook, bạn có thể thu hút bất người dùng đang online vào thời điểm thực và có được tương tác nhất định. Hơn thế nữa, tính năng này hoàn toàn miễn phí, mà hiệu quả tăng tương tác lại cực tốt. Chính vì thế, nó được nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh tận dụng để quảng bá thương hiệu, bán hàng,… Bạn có thể livestream trực tiếp một cách đơn giản với máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động,… có kết nối mạng internet.
2. Tại sao bạn lại bị chặn livestream trên Facebook?
Một số nguyên nhân phổ biến khiến livestream trên Facebook bị xóa, chặn như:
- Do lỗi cập nhật tài khoản: Phần mềm Facebook đôi khi cập nhật tính năng mới. Lúc này, app chưa ổn định và có thể gây ra lỗi, khiến livestream của bạn bị chặn.
- Livestream của bạn có thể không phát trực tiếp được do mất kết nối Internet, hay kết nối quá yếu.
- Việc dùng tài khoản cá nhân để livestream cũng có thể là lý do khiến video phát trực tiếp của bạn bị chặn. Bởi Facebook có chính sách hạn chế livestream bán hàng trên group hay tài khoản cá nhân
- Nếu thao tác thiết lập sai, livestream của bạn cũng có thể bị chặn.
- Facebook có danh sách những mặt hàng bị cấm, không được phép quảng bá do liên quan thương hiệu được bảo hộ. Nếu bạn quay trực tuyến về những sản phẩm này, livestream sẽ mặc định bị khóa.
3. Facebook chặn livestream trong bao lâu?
Tùy từng trường hợp, số lần vi phạm, mức độ nặng nhẹ mà Facebook có thể đưa ra mức phạt nhất định đối với tài khoản của bạn. Thực thế sẽ không có con số cụ thể cho khoảng thời gian mà tài khoản bạn bị chặn livestream trên Facebook. Nhưng theo khảo sát và kinh nghiệm của Thánh Like, bạn có thể mất khoảng hai đến 8 tuần để có thể phát livestream trở lại.
4. Hướng dẫn cách mở khóa chặn livestream
Hiện tạm thời chưa có cách giúp mở khóa chặn livestream Facebook triệt để. Nhưng bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau để thử mở khóa và tránh mắc lỗi cơ bản khiến livestream bị chặn:
- Bạn có thể thay đổi sang thiết bị khác để livestream xem có lỗi nữa không. Bởi có thể việc livestream lỗi đến từ sự bất ổn từ thiết bị của bạn. Nhưng lưu ý không livestream trên nhiều thiết bị cùng lúc các bạn nhé. Bởi việc này có thể bị Facebook đánh giá spam.
- Cách khác, trước khi livestream bạn nên reset wifi, thay đổi địa chỉ IP, hoặc dùng 4G thay cho wifi. Cách này nhằm tránh bị trùng IP, bị Facebook xem là spam khi bị trùng IP.
- Tuyệt đối không dùng hình ảnh, nhạc, video có bản quyền để tránh bị chặn livestream trên Facebook.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên có tài khoản livestream dự phòng để thay thế trong trường hợp tài khoản chính bị chặn.
- Bạn có thể gửi kháng nghị cho Facebook bằng điện thoại hay máy tính để được họ hỗ trợ.
5. Cần làm gì để không bị Facebook chặn live?
Để tránh bị chặn khi đang livestream, các bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Khi livestream, bạn cần tránh các ngôn từ đả kích, gây hấn với người xem. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị trước kịch bản để buổi livestream suôn sẻ hơn.
- Hãy luôn chú trọng bản quyền, không dùng âm thanh, hình ảnh,… có dính bản quyền
- Bạn nên tạo uy tín cho fanpage bằng cách tương tác thường xuyên với người dùng qua bài viết hàng ngày. Nhưng tránh chia sẻ, bình luận bằng tài khoản cá nhân quá nhiều các bạn nhé.
- Đồng thời, bạn nên livestream trên fanpage thay vì tài khoản cá nhân.
Kết luận
Việc bị chặn livestream trên Facebook sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều với những ai đang kinh doanh trên nền tảng này. Bạn nên chia sẻ quyền quản lý tài khoản cho một vài tài khoản facebook khác. Việc này sẽ giúp bạn có phương án dự phòng nếu chẳng may livestream trên tài khoản chính bị chặn. Hy vọng thông tin bài viết của Thánh Like hữu ích với bạn, để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc nhé.
Nguồn tham khảo: