Đối với người mới bắt đầu, cách chạy quảng cáo Google Shopping có thể khá phức tạp, tốn thời gian. Tuy nhiên, lợi ích thu được sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức bạn bỏ ra. Bạn sẽ tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu, tiết kiệm chi phí, doanh thu tăng,…
Google Shopping Ads giúp tăng tỷ lệ click chuột, tỷ lệ chuyển đổi đáng kể nên được nhiều doanh nghiệp yêu thích. Đặc biệt, các nhà bán lẻ trực tuyến chắc chắn không nên bỏ qua hình thức quảng cáo này. Nó sẽ mang đến cơ hội cho mọi doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Thậm chí giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể cạnh tranh với thương hiệu lớn.
1. Google Shopping Ads là gì?
Google Shopping Ads còn gọi là quảng cáo mua sắm, quảng cáo Google Shopping. Hình thức quảng cáo trực tuyến này được Google khai sinh và khá phổ biến trên thế giới.
Các sản phẩm quảng cáo sẽ được hiển thị trực quan tại vị trí cáo nhất, dễ thấy nhất trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Các thông tin sản phẩm hiển thị gồm giá bán, hình ảnh sản phẩm, địa chỉ website. Khi người dùng bấm tìm kiếm từ khóa có liên quan, sản phẩm quảng cáo có thể được hiển thị nổi bật.
2. Lợi ích khi dùng quảng cáo Google Shopping
Khi biết cách chạy quảng cáo Google Shopping hiệu quả, lợi ích bạn thu về là cực kỳ lớn:
- Nhắm đúng khách hàng mục tiêu với chất lượng cao hơn, dễ ra quyết định mua hàng hơn.
- Quản lý chiến dịch dễ dàng hơn, tập trung vào hoạt động bán lẻ.
- Tăng khả năng hiện diện của thương hiệu, sản phẩm, tăng phạm vi tiếp cận với nội dung tìm kiếm.
- Cải thiện tỷ lệ nhấp chuột (CTR), có thể tăng khoảng 34 – 45% so với hình thức quảng cáo PPC truyền thống.
- Giảm giá của mỗi lần nhấp chuột (CPC), giúp tiết kiệm chi phí, mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn cho bạn.
- Cải thiện tỷ suất hoàn vốn (ROI).
- Giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho nhà quảng cáo. Bởi bạn cung cấp dữ liệu chính xác, đầy đủ mô tả, tiêu đề, thuộc tính sản phẩm. Phần còn lại là của Google, bạn sẽ không cần tốn thời gian lên từng chiến dịch, đăng từng sản phẩm.
- Chiến dịch quảng cáo được cập nhật tự động, đảm bảo quảng cáo sẽ không chạy với các sản phẩm hết hàng hay không còn bán. Khi thêm sản phẩm mới, chúng sẽ tự động được thêm vào nguồn cấp dữ liệu của bạn.
3. Chi phí chạy quảng cáo Google Shopping
Tương tự như hình thức Google Ads, Google Shopping Ads cũng tính giá thầu keyword và tính theo CPC (chi phí trên mỗi nhấp chuột).
Khi cài đặt chiến dịch Google Shopping Ads, bạn sẽ đặt giá thầu cho mỗi lần nhấp chuột. Khi khách hàng tìm kiếm, bạn sẽ chỉ bị tính phí khi khách hàng click vào quảng cáo. Nếu chỉ hiển thị nhưng không được khách hàng click vào, Google sẽ không tính phí quảng cáo của bạn.
4. Cách chạy quảng cáo Google Shopping
Để chạy Google Shopping Ads mang lại hiệu quả tốt, bạn cần cung cấp đủ và chính xác các thông tin sản phẩm. Bên cạnh đó, kinh nghiệm sẽ là thứ giúp bạn nâng cao hiệu quả quảng cáo mỗi ngày. Chính vì thế, đừng ngại thử nghiệm và hãy theo dõi quảng cáo của mình thường xuyên, tự tối ưu quảng cáo của mình nhé.
Bạn có thể bắt đầu Google Shopping Ads với các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn tạo tài khoản Merchant Center.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn cần xác minh URL website của bạn.
- Bước 3: Sau đó, hãy tạo nguồn cấp dữ liệu rồi tải dữ liệu lên bằng cách dùng tệp Google Sheets tạo sẵn.
- Bước 4: Bạn liên kết tài khoản AdWords và Merchant Center.
- Bước 5: Cuối cùng, bạn cấu hình cài đặt tài khoản là xong.
5. Cách theo dõi chuyển đổi và liên kết Analytics
Để theo dõi chuyển đổi, bạn có thể thực hiện theo hai cách:
- Lấy chuyển đổi từ Google Analytics
- Tạo Mã theo dõi AdWords rồi cho vào trang xác nhận đơn đặt hàng.
Nhưng dù áp dụng cách nào, bạn cũng cần liên kết tài khoản AdWords với Google Analytics.
- Bạn click nút setting ở phía trên bên phải bằng ID tài khoản và địa chỉ email của bạn.
- Sau đó, hãy tích hợp những tài khoản Google Ads của bạn,
- Kế tiếp, trong tab Công cụ bạn nhấp vào Chuyển đổi.
- Cuối cùng, chọn trang web cần theo dõi chuyển đổi và xem các kết quả.
6. Những lưu ý khi chạy quảng Google Shopping
Với các bạn mới bắt đầu chạy Google Shopping Ads, bạn nên test trước khoảng 30 sản phẩm phụ. Sau khi quen rồi, biết cách tối ưu tốt hơn, bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo cho các sản phẩm chính. Lúc này, bạn sẽ nắm được tỷ lệ chuyển đổi, quen hơn với việc dùng nguồn dữ liệu, tạo cơ sở để quảng cáo chính thức tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên đọc kỹ và tuân thủ chính sách quảng cáo của Google Shopping. Như vậy, quảng cáo của bạn sẽ có cơ hội được duyệt cao hơn, khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Kết luận
Cách chạy quảng cáo Google Shopping không hề quá phức tạp như bạn lo ngại. Việc bạn cần làm là bắt tay vào làm, đảm bảo chính xác, đầy đủ thông tin sản phẩm. Còn lại, Google sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều bước khác nên đừng lo lắng quá nhé. Cần hỗ trợ, hay có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để Thánh Like giúp bạn giải đáp nhé.
[…] Cách chạy quảng cáo Google Shopping hiệu quả: https://thanhlike.com/blog/chia-se-cach-chay-quang-cao-google-shopping-cuc-hieu-qua/ […]