Nhiều người chưa biết bán hàng trên Shopee có mất phí không, nhất là với những chủ shop mới tập tành bán hàng trên hệ thống thương mại điện tử Shopee. Lời giải đáp cho vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chính sách giá, hậu mãi của shop.
Shopee cũng là cái tên đã quá quen thuộc, là lựa chọn hàng đầu khi muốn mua sắm của nhiều bạn trẻ, nhất là sinh viên, giới văn phòng. Chính vì thế, rất nhiều chủ shop bắt đầu kinh doanh bán hàng trên Shopee. Vậy bán hàng trên Shopee có mất phí không và cách để kiểm tra được phí hàng như thế nào? Nội dung bên dưới, Thánh Like sẽ giải đáp một cách chi tiết.
1. Shopee là gì?
Shopee là một trong những kênh thương mại điện tử uy tín nhất hiện nay. Kênh Shopee được biết đến phổ biến với hiệu quả bán hàng tốt nhất hiện nay. Nó đóng vai trò trung gian giúp người bán và người mua kết nối với nhau. Nền tảng này giúp cho hoạt động kinh doanh trực tuyến trở nên tiện lợi và đơn giản hơn.
Ngoài ra, Shopee còn giúp quảng cáo miễn phí cho thương hiệu nếu bạn biết tận dụng đúng cách những lợi thế của nó. Nếu chưa bán hàng trên nền tảng này, hẳn bạn đã bỏ qua một kênh tiếp cận khách hàng, tăng doanh thu cực kỳ tiềm năng.
2. Giải đáp thắc mắc: Bán hàng trên Shopee có mất phí không?
Trước đây, Shopee không thu phí với các shop online kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử này. Shopee lúc đó chỉ chịu trách nhiệm làm trung gian giữa bên mua và bên bán trong các giao dịch. Chính sách này cực kỳ thu hút người kinh doanh đồng loạt hợp tác cùng Shopee.
Tuy nhiên, Shopee chính thức ra chính sách thu phí có điều kiện kể từ ngày 01/04/209 đối với các gian hàng online trên nền tảng này. Các loại phí đó gồm phí thanh toán, phí dịch vụ và phí cố định. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn ở nội dung phần tiếp theo nhé.
3. Các loại phí bán hàng Shopee
Chính sách thu phí của Shopee đối với người bán khá chặt chẽ và cũng rất hợp lý. Xét thực tế, các mức phí này là tối thiểu, cơ bản cần có giúp nâng cao chất lượng hỗ trợ cho người bán và khách hàng. Nhiều người đánh giá những mức phí bán hàng trên Shopee vẫn tối ưu hơn cả. Nếu như mang nó đi so sánh với các nền tảng thương mại điện tử khác tại Việt Nam. Người bán trên Shopee hiện sẽ cần chi trả các loại phí cố định, phí thanh toán và phí dịch vụ.
3.1. Phí cố định
Phí cố định trên Shopee chính là phần trăm hoa hồng được trích từ những đơn hàng thành công. Lưu ý, mức phí này chưa bảo gồm thuế giá trị gia tăng VAT. Riêng các đơn hàng bị hủy, trả, hoàn tiền Shopee Mall sẽ không bị tính phí này.
Cách tính: Phí cố định chưa bao gồm VAT sẽ bằng tổng giá trị đơn hàng nhân cho tỷ lệ phần trăm phí cố định.
Tỷ lệ % phí cố định của mỗi sản phẩm, ngành nghề sẽ có sự khác nhau. Để nắm rõ chi tiết, người bán cần liên hệ nhân viên của Shopee.
3.2. Bán hàng trên Shopee có mất phí không – Shopee tính phí thanh toán với người bán
Nếu đơn hàng đã giao dịch thành công thì Shopee sẽ thu phí người bán trên tổng tiền thanh toán của người mua. Tức là tổng phí hàng hóa và phí vận chuyển sau khi trừ hết mã giảm giá, khuyến mãi. Tuy nhiên, chính sách này chỉ áp dụng với đơn hàng thanh toán COD (1%) và thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng (2%), thẻ ATM nội địa (1%).
Trong trường hợp khách hàng thanh toán qua Airpay hoặc ví Shopee, hệ thống sẽ không tính phí người bán. Phí này cũng không tính trên các đơn bị yêu cầu trả hàng hay bị hủy.
3.3. Phí dịch vụ
Tương tự hai loại phí trên, phí dịch vụ của Shopee tính trực tiếp trên các đơn hàng giao dịch thành công. Đồng thời, phí này sẽ không tính với những đơn hoàn tiền, trả hàng, hủy.
Phí dịch vụ áp dụng với những người bán tham gia gói Hoàn xu Xtra và Freeship Extra vận chuyển miễn phí. Đối với shop thường, phí dịch vụ tính bằng 5% đã bao gồm VAT giá bán tối đa 10.000đ trên mỗi sản phẩm. Phí dịch vụ sẽ thấp hơn đáng kể đối với các shop Mall.
4. Kiểm tra phí bán hàng trên Shopee bằng cách nào?
Sau khi đã hiểu rõ bán hàng trên Shopee có mất phí không, gồm các loại phí nào, chúng ta cùng lướt qua cách kiểm tra phí bán hàng trên nền tảng này nhé.
Người bán có thể kiểm tra tiện lợi phí bán hàng Shopee qua hai cách sau:
- Cách 1: Chủ shop vào mục Doanh thu, rồi tải Báo cáo doanh thu là có thể xem cùng lúc phí thanh toán nhiều đơn hàng.
- Cách 2: Người bán truy cập mục Tôi, chọn tiếp Shop của tôi, sau đó click vào Đơn bán. Sau đó, bạn chọn tiếp Thông tin đơn hàng, vào mục xem chi tiết doanh thu, nhấp vào Phí giao dịch của đơn hàng. Chiết khấu Shopee thu từ đơn hàng chính là số tiền bị trừ ra.
5. Một số lưu ý người bán cần ghi nhớ khi bắt đầu bán hàng trên Shopee
- Tránh dùng từ khóa không liên quan sản phẩm mà bạn đăng bán.
- Không nên đăng giá quá cao hay quá thấp, giá ảo.
- Không kinh doanh các sản phẩm trong danh mục cấm của Shopee như: tiền giả, mỹ phẩm đã qua sử dụng, động vật, con dấu giả, chế phẩm động vật,…
- Người bán không được đăng những sản phẩm trùng lặp trên hệ thống Shopee.
- Thông tin đăng tải phải chính xác, hình ảnh trùng khớp sản phẩm.
- Ngôn từ lịch sự, không dùng từ ngữ có tính tiêu cực, thô tục trong phần mô tả, giới thiệu sản phẩm,…
Kết luận
Ở trên, Thánh Like đã giải đáp câu hỏi bán hàng trên Shopee có mất phí không, tra cứu thông tin các loại phí thế nào,… Có thể nói, Shopee có khả năng giúp thương hiệu ít nổi, vô danh thành “cỗ máy in tiền” chỉ trong thời gian ngắn. Đương nhiên, kèm theo đó phải là chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt, giá cả phải chăng, cùng chính sách, dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời,… của shop. Bên cạnh đó, Shopee cũng thường có nhiều chương trình hỗ trợ người bán và khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nếu cần thêm thông tin, trợ giúp thì đừng ngại để lại bình luận các bạn nhé.